Trong quá trình thi công và sử dụng sơn nước cho công trình, một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải là muối hóa. Đây là hiện tượng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của công trình mà còn tác động đến độ bền và chất lượng của lớp sơn. Mời bạn cùng G9ECO theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và cách xử lý muối hóa trên bề mặt sơn.
Muối hóa là gì?

Muối hóa là hiện tượng bề mặt tường xuất hiện những mảng lấm tấm với nhiều màu sắc khác nhau như vàng nhạt, trắng. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những khu vực ẩm thấp như tường nhà vệ sinh, khe nứt, chân tường,.. Theo đó, độ ẩm thoát ra ngoài kết hợp cùng các thành phần muối có trong vật liệu xây dựng sẽ hình thành nhiều mảng bột muối gây mất thẩm mỹ.
Nguyên Nhân Gây Ra Hiện Tượng Muối Hóa
Tình trạng muối hóa trong sơn nước chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Môi trường thi công có độ ẩm cao:
Độ ẩm trong không khí hoặc trong tường quá cao sẽ khiến nước thấm thấu qua lớp sơn và mang theo muối hòa tan có trong vữa, xi măng. Khi nước bốc hơi hết sẽ để lại các hạt muối kết tinh, tạo thành vệt trắng trên bề mặt sơn. Độ ẩm cao không chỉ gây ra hiện tượng muối hóa mà còn có nhiều tác động xấu khác đến lớp sơn tường của công trình.
Chất lượng sơn không đạt tiêu chuẩn:
Việc lựa chọn loại sơn phù hợp, đạt tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng để bảo vệ lớp sơn nhà bạn luôn sạch bóng, an toàn. Một số loại sơn kém chất lượng sẽ không đủ khả năng chống thấm và bảo vệ bề mặt công trình. Vì vậy các thành phần muối dễ dàng xuyên qua lớp sơn và gây ra hiện tượng muối hóa.
Thi công không đúng kỹ thuật:
Mỗi loại sơn sẽ có một cách sử dụng khác nhau. Việc tuân thủ đúng quy trình cũng như hướng dẫn sử dụng sẽ đảm bảo phát huy tối đa công dụng của sơn đó. Ngược lại, việc thi công không đúng kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành muối, đặc biệt với những công trình ở khu vực có khí hậu ẩm ướt.
Công trình có vết rạn, nứt khiến nước và độ ẩm dễ bám đọng:
Nếu tường công trình xuất hiện vết rạn nứt không được sửa chữa kịp thời sẽ khiến nước và độ ẩm bám đọng, khiến muối từ vật liệu xây dựng bị hòa tan và dẫn tới hiện tượng muối hóa.
Không sử dụng sơn lót hoặc sử dụng sơn trắng để thay thế sơn lót:
Sơn lót là bước quan trọng không thể thiếu bởi nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ màng sơn khỏi các tác nhân gây hại. Việc bỏ qua bước sơn lót sẽ khiến công trình không nhận được sự bảo vệ từ lớp hàng rào phòng vệ mà sơn lót mang lại.

Tác Hại Của Hiện Tượng Muối Hóa
Làm giảm tuổi thọ của lớp sơn:
Lớp muối hình thành trên bề mặt sẽ làm cho lớp sơn bị bong tróc, phai màu, dẫn tới giảm tuổi thọ của sơn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, lớp sơn sẽ xuống cấp nhanh chóng.
Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:
Muối hóa là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn và nấm mốc phát triển, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Ngoài ra, khi tiếp xúc với hiện tượng này trong thời gian dài có thể gây kích ứng da và tác động tới hệ hô hấp.
Gây mất thẩm mỹ cho công trình:
Sự xuất hiện của muối hóa tạo ra các vết trắng lấm tấm, làm giảm vẻ đẹp của công trình. Điều này đặc biệt khó chịu đặc biệt với các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao.
Cách xử lý muối hóa trên bề mặt sơn
Để xử lý và khắc phục hiện tượng muối hóa, mời bạn tham khảo một số phương pháp sau:
Đảm bảo độ ẩm của tường:
Trước khi tiến hành sơn, hãy đảm bảo rằng bề mặt tường khô ráo và không còn độ ẩm. Để chắc chắn, bạn nên sử dụng máy đo độ ẩm để kiểm tra.
Sử dụng sơn lót uy tín:
Bạn không nên bỏ qua bước sơn lót khi tiến hành sơn bề mặt công trình. Hãy lựa chọn và sử dụng sơn lót kháng kiềm, kháng muối uy tín, chất lượng để ngăn ngừa tình trạng muối hóa trước khi tiến hành sơn phủ.
Bạn có thể tham khảo một số loại sơn lót chất lượng của G9ECO tại đây.
Chọn loại sơn chống thấm chất lượng:
Một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa muối hóa là sử dụng sơn chống thấm có khả năng ngăn ngừa sự thẩm thấu của nước và muối từ trong tường. Những loại sơn này sẽ bảo vệ bề mặt tường khỏi độ ẩm cao và hạn chế sự hình thành muối.
Việc lựa chọn sơn chống thấm chất lượng vô cùng cần thiết. Mời bạn tham khảo một số loại sơn chống thấm của G9ECO tại đây.
Thi công đúng quy trình:
Việc thi công sơn theo đúng quy trình là điều rất quan trọng để đạt được hiệu quả cao. Cần kiểm tra kỹ các lớp sơn nền, đặc biệt là các lớp chống thấm, để đảm bảo rằng nước không thể xâm nhập vào trong tường và gây ra hiện tượng muối hóa.
Xử lý muối hóa khi mới xuất hiện:
Nếu hiện tượng muối hóa đã xuất hiện, bạn cần phải xử lý ngay để tránh các tác hại nghiêm trọng hơn. Dùng bàn chải mềm để làm sạch các vết muối trên bề mặt sơn, sau đó phun nước để rửa sạch và để bề mặt tường khô ráo. Sau đó, bạn có thể thi công lại lớp sơn mới để phục hồi vẻ đẹp cho công trình.
Kết Luận
Muối hóa trong sơn nước công trình là một hiện tượng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và xử lý nếu áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật và chọn lựa vật liệu sơn phù hợp. G9ECO hi vọng bạn đã tìm được giải pháp khắc phục tình trạng này thông qua bài viết!