Biện Pháp Phòng Ngừa Màng Sơn Bị Cháy Kiềm

Biện pháp phòng ngừa màng sơn bị cháy kiềm

Khi thi công sơn cho các công trình xây dựng, một trong những vấn đề phổ biến mà người dùng có thể gặp phải là hiện tượng “màng sơn bị cháy kiềm”. Đây là hiện tượng làm giảm chất lượng và tính thẩm mỹ của lớp sơn. Trong bài viết này, hãy cùng G9ECO tìm hiểu về nguyên nhân, ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa màng sơn bị cháy kiềm, giúp bảo vệ lớp sơn và tăng cường độ bền cho công trình của bạn.

Màng Sơn Bị Cháy Kiềm Là Gì?

Hiện tượng màng sơn bị cháy kiềm

Màng sơn bị cháy kiềm là hiện tượng màng sơn bị hư hỏng, mất màu, phai màu, xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng loang lỗ thành từng mảng. Khi sơn tiếp xúc với chất kiềm có trong các vật liệu như bê tông, gạch, vữa,.. có thể gây ra các phản ứng với thành phần hóa học trong sơn, gây ra hiện tượng cháy kiềm.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Cháy Kiềm Màng Sơn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đên hiện việc cháy kiềm màng sơn. Dưới đây là một số nguyên nhân mà G9ECO cho rằng thường gặp phải trong quá trình xây dựng:

Cháy kiềm xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Vật liệu xây dựng chứa độ kiềm quá cao:

Những bề mặt chứa các thành phần kiềm cao như bê tông mới, gạch, hồ, vữa, vật liệu có chứa vôi sẽ tấn công vào lớp màng sơn, dễ gây ra hiện tượng cháy kiềm nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt, khi thi công sơn trên lớp hồ mới, chưa khô hoàn toàn càng làm tăng khả năng xuất hiện tình trạng kiềm hóa.

Không sử dụng sơn lót chống kiềm; sơn lót không đạt chuẩn hoặc sử dụng sơn trắng thay cho lớp sơn lót:

Sơn lót được cấu thành bởi nhiều thành phần hóa học giúp tạo thành một lớp bảo vệ giúp ngăn kiềm thấm vào lớp sơn. Việc bỏ qua bước sơn lót sẽ khiến lớp sơn nhà bạn phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt bê tông, đẩy nhanh quá trình cháy kiềm.

Thi công trong điều kiện không phù hợp:

Thi công sơn trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh, ẩm ướt, nồm mốc sẽ làm tăng khả năng phản ứng hóa học giữa kiềm và sơn, dẫn đến hiện tượng cháy kiềm.

Sử dụng sơn không phù hợp với bề mặt:

Việc sử dụng các loại sơn không có khả năng chống kiềm trên những bề mặt dễ bị kiềm hóa cũng là một nguyên nhân gây cháy kiềm màng sơn.

Ngoài ra, tại các công trình thuộc vùng giáp biển, sử dụng nước lợ để trộn vữa hay vật liệu bị nhiễm muối mặn,.. cũng là một trong những lý do gây ra hiện tượng này.

Ảnh Hưởng Của Cháy Kiềm Màng Sơn

Giải quyết tình trạng màng sơn bị cháy kiềm
Màng sơn bị cháy kiềm gây ra nhiều ảnh hưởng đối với công trình

Giảm độ bền của lớp sơn:

Cháy kiềm làm giảm khả năng bảo vệ của lớp sơn cho công trình của bạn, khiến bề mặt dễ bị hư hại bởi tác động của các yếu tố ngoại cảnh từ thời tiết, bụi bẩn,..

Giảm tính thẩm mỹ của công trình:

Khi bị cháy kiềm, màng sơn sẽ để lại các vết mờ, phai màu, bong tróc làm giảm tính thẩm mỹ của công trình.

Tốn chi phí vào việc bảo trì:

Khi bị cháy kiềm màng sơn, bạn sẽ phải bỏ thêm thời gian và chi phí để sửa và sơn lại, làm tiêu tốn thêm chi phí cho công trình.

Biện Pháp Phòng Ngừa Màng Sơn Bị Cháy Kiềm

Giải quyết tình trạng màng sơn bị cháy kiềm
Giải quyết tình trạng màng sơn bị cháy kiềm

Để ngăn ngừa hiện tượng màng sơn bị cháy kiềm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng hệ thống sơn đề nghị và thi công đúng hướng dẫn sử dụng:

Việc chọn loại sơn có khả năng chống kiềm là cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi thi công trên các bề mặt như bê tông mới, vữa hoặc gạch. Các loại sơn chống kiềm thường được thiết kế đặc biệt để chịu được tác động từ các chất kiềm và bảo vệ lớp sơn lâu dài. Ngoài ra, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng sơn để đạt được kết quả tốt nhất.

Đảm bảo điều kiện thi công phù hợp:

Điều kiện thi công sơn rất quan trọng để tránh hiện tượng cháy kiềm. Bạn nên thi công sơn trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, tránh thi công khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, vì môi trường này sẽ làm gia tăng phản ứng giữa kiềm và sơn.

Để bề mặt thi công khô hoàn toàn:

Đảm bảo bề mặt thi công khô ráo hoàn toàn trước khi sơn. Bề mặt quá ẩm hoặc chưa khô hoàn toàn có thể làm gia tăng khả năng phản ứng giữa kiềm và sơn, dẫn đến hiện tượng cháy kiềm.

Đảm bảo độ kiềm của bề mặt:

Trước khi sơn, cần kiểm tra kỹ bề mặt thi công để đảm bảo không có tạp chất hoặc độ kiềm quá cao. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ cháy kiềm và các vấn đề liên quan đến lớp sơn. Bạn cũng nên xử lí triệt để các khe nứt trước khi thi công.

Luôn sử dụng sơn lót có khả năng chống kiềm:

Lớp lót chống kiềm là bước quan trọng để bảo vệ lớp sơn khỏi tác động của kiềm. Lớp lót này sẽ tạo ra một lớp chắn giữa bề mặt vật liệu và lớp sơn, ngăn không cho kiềm thấm vào sơn, từ đó bảo vệ độ bền và thẩm mỹ của lớp sơn.

Thấu hiểu nỗi lo về cháy kiềm màng sơn của khách hàng, các loại sơn lót của G9ECO đều có khả năng chống kiềm cao, màng sơn tạo độ bám dính tốt, giúp bảo vệ lớp sơn phủ bền đẹp. Mời bạn tham khảo một số loại sơn lót kháng kiềm của G9ECO tại đây.

Kết Luận

Màng sơn bị cháy kiềm là hiện tượng gây hư hỏng lớp sơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của công trình. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn tuân thủ các biện pháp thi công đúng cách, đặc biệt là sử dụng lớp lót chống kiềm và lựa chọn loại sơn phù hợp với từng loại bề mặt.

Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã có được những giải pháp giúp bảo vệ bền vững lớp sơn công trình của mình trước hiện tượng kiềm hóa.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *